Mất ngủ là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chứng mất ngủ nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và biện pháp khắc phục ở bài viết dưới đây nhé.
1. Mất ngủ là gì?
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với con người bởi nó là thời gian để con người nghỉ ngơi, phục hồi thể trạng, năng lượng sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Tình trạng mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ bao gồm chứng trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc giữa đêm và không thể quay lại giấc ngủ , sau khi ngủ dậy vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
Mất ngủ là tình trạng không ngủ được cả đêm hoặc trằn trọc khó ngủ
Với một người bình thường thời gian ngủ khoảng từ 7-8 tiếng một ngày. Giấc ngủ này phải đảm bảo chất lượng về mặt thời gian, sâu giấc và thấy thoải mái sau khi thức giấc.
Chứng mất ngủ thường được chia làm hai dạng; mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Nếu tình trạng mất, khó ngủ kéo dài ít nhất 1 tháng thì được gọi là mãn tính, còn dưới thời gian này thì được gọi là cấp tính.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ
Để phát hiện ra chứng bệnh này rất đơn giản bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:
- Thường xuyên trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
- Tỉnh giấc giữa đêm nhiều lần và khó ngủ lại.
- Sau khi thức dậy cảm thấy người mệt mỏi, không được thư giãn và vẫn còn cảm giác buồn ngủ.
- Rất khó để tập trung hoặc ghi nhớ công việc, học tập.
- Tâm trạng đi xuống, thường cảm thấy lo lắng, bồn chồn trong người.
3. Nguyên nhân gây ra mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, trong đó có một số nguyên phân phổ biến sau đây:
– Căng thẳng, lo âu quá mức: những muộn phiền trong cuộc sống, áp lực công việc khiến bạn luôn trong trạng thái bồn chồn, lo âu, tâm trí hoạt động nhiều vào ban đêm. Điều này khiến bạn trằn, trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.
Căng thẳng gây ra tình trạng mất ngủ
– Giờ giấc sinh hoạt không khoa học: Việc đi ngủ không đúng giờ, ngủ trưa quá lâu hoặc hoạt động kích thích trước khi đi ngủ như xem phim, xem ti vi, chơi game, lướt web, sử dụng điện thoại thông minh sẽ gây cản trở bạn đi vào giấc ngủ, từ đó gây nên tình trạng mất ngủ.
– Nhịp sinh hoạt bị gián đoạn: mỗi người sẽ có một đồng hồ sinh học khác nhau về chu kỳ thức giấc ngủ và trao đổi chất. Nếu bạn phải chuyển làm việc tại quốc gia khác lệch múi giờ hoặc làm việc muộn, sớm hay thay đổi giờ giấc này thường xuyên sẽ khiến nhịp sinh hoạt bị gián đoạn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ cho bạn do chưa kịp thích nghi với nhịp sinh hoạt mới.
– Do tuổi tác: Người già sẽ có xu hướng ngủ ít hơn những người ở tuổi vị thành niên và trung niên. Bởi những cơn đau nhức thường xuyên xuất hiện khiến họ không thể ngủ được, đồng thời người già thường hay lo nghĩ quá nhiều nên tình trạng mất ngủ thường diễn ra với người già.
– Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, caffeine, thuốc lá: Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp ra nhiều chứng rối loạn giấc ngủ. Các chất kích thích này sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, cản trở giấc ngủ. Riêng rượu có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng nó lại khiến bạn không thể ngủ sâu giấc , tỉnh giấc giữa đêm.
– Do chứng rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Khi mắc một trong các chứng: ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng bồn chồn ở chân sẽ gây ra tình trạng khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ của bạn.
– Thói quen ăn quá nhiều vào buổi tối: Trước khi đi ngủ nếu bạn ăn quá nhiều sẽ khiến bạn khó chịu khi nằm. Bên cạnh đó nhiều người còn gặp phải tình trạng ợ nóng gây ra tình trạng khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ.
– Sử dụng các loại thuốc gây nên tác dụng phụ. Khi uống một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc điều trị hen suyễn, huyết áp hoặc một số thuốc giảm đau, dị ứng, thuốc giảm cân mà trong thành phần có chứa caffeine và một số chất kích thích khác sẽ làm giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, ngăn chặn giấc ngủ sâu.
Nguyên nhân gây mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc tây
– Do gặp phải các vấn đề về sức khỏe: Khi bạn bị những cơn đau mãn tính do đau xương khớp, nhức mỏi cơ thể, ốm, sốt sẽ khiến bạn mất ngủ, khó ngủ. Bên cạnh đó còn một số vấn đề như đi tiểu đêm nhiều lần sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
4. Đối tượng có nguy cơ mất ngủ cao
Tình trạng mất ngủ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ người trẻ đến người cao tuổi. Tuy nhiên một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn:
– Giới tính nữ: Trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể khó chịu, bốc hỏa, đổ nhiều mồ hôi khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh. Với những phụ nữ đang thời kỳ mang thai cũng thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ do khó chịu trong người, nghén,..
– Người cao tuổi trên 60: Càng lớn tuổi thì nguy cơ bị mất ngủ sẽ càng cao do hoạt động thể lực giảm, ít tiếp xúc với ánh sáng nên dễ bị thức giấc hơn. Đặc biệt việc thay đổi nhịp sinh học, giảm chức năng phục hồi khiến cơ thể bị lão hóa dần, xuất hiện nhiều bệnh lý khiến người già dễ bị mất ngủ.
Người già trên 60 tuổi là đối tượng dễ bị mất ngủ
– Người thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, stress: Khi tinh thần bị căng thẳng quá độ sẽ gây ra chứng mất ngủ tạm thời. nếu tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ chuyển sang thể mãn tính.
– Người phải thay đổi lịch trình, giờ giấc làm việc: Nếu bạn phải thay đổi ca làm việc giữa ngày và đêm hoặc thay đổi vùng địa lý lệch múi giờ sẽ rất dễ gặp tình trạng mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ.
– Người bị rối loạn sức khỏe tình thần hoặc tình trạng thể chất: Khi tinh thần và thể chất của bạn không tốt sẽ gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ kém.
5. Tác hại của việc mất ngủ dài ngày
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với con người nó không chỉ điều chỉnh đồng hồ sinh học mà còn là thời gian để não bộ nghỉ ngơi, hồi phục thể trạng, tinh thần. Nếu chỉ mất ngủ thoáng qua nó sẽ gây trạng thái buồn ngủ, giảm độ tập trung, linh hoạt. Nếu tính trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
– Giảm hiệu suất công việc Thiếu ngủ khiến não bộ có rất ít thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Điều này khiến việc ghi nhớ và khả năng tập trung trong công việc trở nên khó khăn. Bên cạnh đó người bị thiếu ngủ tinh thần sẽ bị uể oải, không đủ tỉnh táo để bắt tay vào công việc. Từ đó hiệu suất công việc sẽ bị giảm sút đáng kể.
– Gây rối loạn tâm lý: Khi bị mất ngủ, bộ não sẽ phát sinh những phản ứng tiêu cực, điều này gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu, dễ cáu gắt, mệt mỏi.
– Gây tăng huyết áp: Việc thiếu ngủ có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp bởi nó gây kích thích gia tăng căng thẳng khiến huyết áp tăng tạm thời.
– Gây suy giảm trí nhớ: Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến hoạt động của não bộ bị suy giảm, từ đó trí nhớ cũng bị suy giảm.
Mất ngủ dài ngày có thể gây suy giảm trí nhớ
– Gây bệnh tim mạch: Khi bị thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ sẽ khiến các mạch máu bị co lại, huyết tạo tăng. Từ đó gây ra áp lực cao hơn cho tim mạch, đồng thời lúc này cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì độ đường huyết. Điều này đã gây ra tác hại cho mạch máu và hệ tim mạch.
– Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì: Mất ngủ khiến cơ thể phải chịu nhiều mệt mỏi, căng thẳng. Từ đó khiến các cơ quan không thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ vốn có của mình khiến lượng calo không được tiêu hao, mỡ thừa tích tụ nhiều hơn. Vì vậy việc thiếu ngủ khiến mức độ thừa cân, béo phì sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.
Tăng nguy cơ mắc ung thư: Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mất ngủ làm tăng khả năng mắc các bệnh ung thư. Bởi nó đã làm hormone melatonin hạn chế được sản xuất để chống lại sự tăng trưởng, phát triển của các tế bào khối u.
6. Biện pháp khắc phục, phòng ngừa bệnh mất ngủ
Để khắc phục tối đa và phòng ngừa tình trạng mất ngủ bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Loại bỏ những nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ như: thay đổi thói quen sinh hoạt vào buổi tối không ăn quá nhiều, quá no hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe,…
– Chuẩn bị không gian ngủ dễ chịu: Để có một tâm thế thư thái đi vào giấc ngủ bạn hãy vệ sinh giường ngủ sạch sẽ, êm ái, chăn màn thơm tho và đặc biệt không có tiếng ồn làm ảnh hưởng giấc ngủ.
– Thực hiện lịch sinh hoạt khoa học: đi ngủ đúng giờ, nhất quán từ ngày này sang ngày khác, ngủ trưa trong thời gian ngắn.
Đi ngủ đúng giờ, ngủ dậy đúng giấc để không còn mất ngủ
– Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn nhất trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, thiền hoặc tập yoga. Một trong những phương pháp thư giãn tinh thần được sử dụng phổ biến hiện nay chính là sử dụng ghế massage. Những động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng sẽ đưa người dùng vào trạng thái thư giãn sâu, kích thích cảm giác buồn ngủ.
– Tránh cố gắng quá nhiều để có thể đi vào giấc ngủ, khi bạn càng cố gắng lại tạo ra nhiều áp lực khiến bạn càng tỉnh táo hơn.
– Bạn có thể sử dụng một số liều thuốc điều trị mất ngủ, tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích sử dụng bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Chắc hẳn thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về chứng mất ngủ và những biện pháp khắc phục, ngăn ngừa. Nếu để tình trạng thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ diễn ra trong thời gian dài sẽ gây hại cho cả sức khỏe và tinh thần con người.
Vì vậy bạn hãy áp dụng một số biện pháp khắc phục ngay khi mới gặp tình trạng mất ngủ. Sử dụng ghế massage toàn thân là một trong những phương pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hãy liên hệ với Queen Crown ngay qua số hotline: 0904.008.800 để sở hữu cho mình một model ghế massage chất lượng tốt với giá thành rẻ.